1. Cây hoa đào là cây gì?
- Tên tiếng Anh: Peach Blossom.
- Nguồn gốc: Hoa đào lần đầu được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó được lai tạo và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Việt Nam, Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,…Và dần trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.
- Tên khoa học: Prunus persica.
- Thân: gỗ nhỏ với độ cao trung bình từ 5-10 m. Thân phân nhánh mạnh từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, lông cứng, cây lâu năm khá lớn.
- Lá: thon dài, giống như mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm, mặt dưới có gân lá nổi.
- Hoa: có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Hoa đào là loại hoa lưỡng tính có đầy đủ cả nhị và nhụy. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3 cm có màu hồng đậm, hồng nhạt.
- Quả: Quả thuộc loại quả hạch, cây hoa làm cảnh chỉ có quả nhỏ, ăn có vị đắng chát. Nếu cây trồng lấy quả thì quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, vị ngọt, thơm, vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.
2. Các loại hoa đào phổ biến ở Việt Nam
2.1. Bích đào
2.2. Đào thất thốn
2.3. Đào trắng
2.4. Đào phai
2.5. Đào má hồng Đà Lạt
2.6. Đào đá
3. Cây hoa đào có tác dụng gì?
- Rễ: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.
- Hoa: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu.
- Lá: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.
- Nhựa thân cây: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
- Cành: Chữa sốt rét.
4. Cách chăm sóc cây hoa đào dễ sống nhất
Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa Xuân tháng 2- 3 và mùa Thu cuối tháng 9 – đầu tháng 10.Có 2 phương pháp nhân giống cây là phương pháp gieo hạt và ghép cành. Hiện nay, chúng ta thường chọn phương pháp ghép cành để thực hiện nhằm rút ngắn thời gian.Khi ghép cành, quan trọng nhất là chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bọ, chọn những cành có tuổi thọ ít nhất từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển nhanh và tốt.
4.1. Nước
4.2. Bón phân cho cây đào
4.3. Đất trồng
4.4. Ánh sáng
Cây không sống được trong bóng râm và thời gian ngắn trong nhà, cây cần nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây là 20-30 độ.
4.5. Sâu bệnh
5. Cây hoa đào hợp mệnh gì, tuổi nào?
- Tuổi Mậu Tý 1948, tuổi Kỷ Sửu 1949: Tích Lịch Hỏa.
- Tuổi Bính Thân 1956, tuổi Đinh Dậu 1957: Sơn Hạ Hỏa.
- Tuổi Mậu Ngọ 1978, tuổi Kỷ Mùi 1979: Thiên Thượng Hỏa.
- Tuổi Giáp Tuất 1994, tuổi Ất Hợi 1995: Sơn Đầu Hỏa.
- Tuổi Bính Dần 1986, tuổi Đinh Mão 1987: Lư Trung Hỏa.
- Tuổi Giáp Thìn 1964, tuổi Ất Tỵ 1965: Phú Đăng Hỏa.
- Tuổi Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989: Đại Lâm Mộc.
- Tuổi Nhâm Tý 1972 và Quý Sửu 1973: Tang Đố Mộc.
- Tuổi Canh Dần 1950 và tuổi Tân Mão 1951: Tùng Bách Mộc.
- Tuổi Nhâm Ngọ 1942, Quý Mùi 1943: Dương Liễu Mộc.
- Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981 Thạch Lựu Mộc.
- Tuổi Mậu Tuất 1958, Kỷ Hợi 1959: Bình Địa Mộc.
6. Ý nghĩa hoa đào trong phong thủy
– Biểu tượng của sinh sôi nảy nở: Những bông hoa khoe sắc thắm vào ngày Tết cho một năm mới đã làm chúng ta thêm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, có thể kỳ vọng về một chặng đường đầy thuận lợi.
Cũng vì thế, vào mỗi dịp Tết đến, khi mà đưa ông Công ông Táo về trời thì cây đào sẽ giống như là chiếc bình phong chấn thủy, giúp xua đuổi đi những điều không may mắn, ma quỷ.- Hoa mang ý nghĩa trường thọ: Hoa đào với sức sống mãnh liệt. Chúng vượt qua cái giá rét mùa Đông của miền Bắc để đơm hoa khoe sắc màu rực rỡ, nở ra những bông hoa xinh đẹp giữa cơn mưa giá rét đầu Xuân.
7. Cây hoa đào nên đặt ở đâu trong nhà?
- Đặt cây hoa hướng Tây trong năm Tí, Thìn, Thân.
- Đặt cây hoa hướng Đông trong năm Ngọ, Tuất, Dần.
- Đặt cây hoa hướng Nam trong năm Dậu, Sửu, Tỵ.
- Đặt cây hoa hướng Bắc trong năm Mão, Mùi, Hợi.
- Bình màu xanh da trời, màu đen nếu đặt hướng Bắc.
- Bình màu xanh ngọc, xanh lá cây nếu đặt hướng Đông, Đông Nam.
- Bình màu đỏ, tím nếu đặt hướng Nam.
- Bình màu vàng, trắng nếu đặt hướng Tây, Tây Bắc.
- Bình màu vàng, nâu nếu đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam.