Ngoài mâm cỗ và văn khấn, cúng tất niên vào ngày nào tốt cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu của phần đông bách gia. Vậy lễ cúng tất niên cuối năm 2020 nên làm vào ngày nào để kết thúc năm cũ trọn vẹn, mở ra năm mới may mắn, bình an? Hãy cùng Lịch Việt Nam giải mã vấn đề này trong bài viết sau đây.
1. Cúng tất niên vào ngày nào ?
Chắc hẳn với mỗi gia đình Việt, tất niên đã trở thành một phong tục quá quen thuộc nhưng vẫn không ít người nhầm lẫn nghi lễ này với giao thừa bởi thời điểm thờ cúng. Vậy tất niên là ngày mấy?
Được biết, dịch nghĩa Hán Việt, “tất” nghĩa là hết, xong, kết thúc, hoàn thành; “niên” là năm. Tựu chung lại, tất niên là hết một năm. Vì vậy, lễ cúng tất niên theo tập tục cổ truyền Việt Nam thường được tiến hành vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch âm. Tức là vào:
- Ngày 30 tết: nghĩa là ngày 30 tháng 12 âm lịch (đối với năm đủ)
- Hoặc ngày 29 tết: nghĩa là ngày 29 tháng 12 âm lịch (đối với năm thiếu).
Song trong những năm gần đây, “cúng tất niên vào ngày nào” không phải chỉ có câu trả lời là 29 tết hay 30 tết. Mà nhiều gia đình lại có xu hướng cúng sớm vào 25, 26, 27 hay 28 tháng Chạp. Điều này xuất phát chủ yếu từ sự thay đổi của thời đại. Bởi lẽ, một số gia chủ muốn cả nhà đi du lịch hay bận công việc vào đúng 30 tết hoặc có thể là một trong 4 ngày giáp tết đó là ngày tốt thích hợp để tổ chức tất niên.
Nhìn chung 2 ngày 29, 30 tết là ngày được nhiều gia đình cúng tất niên nhất.
2. Cúng tất niên ngày bao nhiêu thì tốt?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, bách gia có thể lựa chọn làm lễ tất niên vào một những ngày đẹp dưới đây thì Canh Tý kết thúc thuận lợi, Tân Sửu bắt đầu suôn sẻ, hanh thông. Cụ thể là:
- Ngày 28 tháng Chạp (tức 9/2/2021 dương lịch): đây là ngày Mậu Tý, Lục nhâm Tốc hỷ.
- Ngày 29 tháng Chạp (tức 10/2/2021 dương lịch): đây là ngày Kỷ Sửu, Lục nhâm Xích khẩu.
- Ngày 30 tháng Chạp (tức 11/2/2021 dương lịch): đây là ngày Canh Dần, Lục nhâm Tiểu cát.
Bên cạnh đó, cúng tất niên vào ngày nào thì còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh gia đình. Cho nên gia chủ có thể tự XEM NGÀY TỐT – XẤU để lựa chọn ngày làm tất niên phù hợp nhất với gia đình mình.
3. Những việc nên làm trong ngày tất niên
Khi đã chọn được cúng tất niên vào ngày nào rồi thì chắc hẳn không ít gia đình sẽ băn khoăn nên làm gì trong ngày này? Với thời điểm này, ngoài việc cúng tất niên, gia chủ đừng bỏ qua 3 việc quan trọng sau:
3.1. Tắm lá mùi
Tắm là mùi là một trong những tập tục dân gian cổ truyền Việt Nam được diễn ra trong ngày tất niên. Theo đó, ông bà ta quan niệm rằng việc chuẩn bị một bó lá mùi già để tắm sẽ giúp xua tan những điều không tốt đẹp của năm cũ và mừng năm mới vui vẻ, hanh thông.
3.2. Đi tạ mộ
Tạ mộ ngày cuối năm cũng là tập tục cổ xưa của nhiều gia đình. Theo đó, đây là nghi lễ để con cháu cảm ơn sự phù hộ của ông bà tổ tiên, đồng thời mời gia tiên về nhà ăn Tết. Bên cạnh đó, thời điểm thích hợp để đi tạ mộ là lúc ấm áp, tạnh ráo, không đi lúc sáng sớm sương chưa tan hay chiều tối muộn âm khí lạnh.
Khi đi tạ mộ, gia chủ cần nghiêm túc “thăm hỏi” tất cả gia tiên trong dòng họ và nên thắp hương cho cả các mộ phần xung quanh. Ngoài ra, các gia đình không nên đưa trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, phụ nữ có thai hay đến ngày “rụng râu” đi tạ mộ.
3.3. Ăn bữa cơm đoàn viên gia đình
Ăn cơm tất niên là một việc làm không thể bỏ qua. Đây không đơn thuần là một hoạt động ăn uống mà nó còn mang ý nghĩa đoàn viên, sum họp quây quần. Các thành viên trong gia đình tề tụ đông đủ trong bữa cơm tất niên thì chứng minh nhà đó có “phúc lộc đề đa”. Vì vậy, mỗi người hãy sống chậm lại đôi chút để cảm nhận yêu thương của tình thân.
Dù không phải là một nghi thức bắt buộc nhưng bữa cơm tất niên vẫn được duy trì đến ngày nay.
Hy vọng với những kiến thức Lịch Việt Nam chia sẻ ở trên sẽ giúp bách gia giải mã được cúng tất niên vào ngày nào. Nếu còn thắc mắc điều gì thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Các chuyên gia phong thủy của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.